Nghiên cứu vận dụng lý thuyết dạy học tình huống trong can thiệp trẻ RLPT

NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG LÍ THUYẾT DẠY HỌC TÌNH HUỐNG TRONG CAN THIỆP TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

Tóm tắt: Phương pháp dạy học tình huống là một trong những phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc nhận thức tình huống, nhu cầu giải quyết và khả năng giải quyết của chủ thể, trong đó có đề cập tới vai trò hỗ trợ quan trọng của người lớn. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ với khó khăn cốt lõi là giao tiếp, tương tác với người khác thông qua việc thiết lập và giải quyết tình huống sẽ được tạo nhiều cơ hội để cải thiện kĩ năng giao tiếp, tương tác của mình. Bài viết tập trung khai thác về mặt lí luận những cơ sở thuận lợi khi vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào trong can thiệp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ.

Từ khóa: Phương pháp dạy học tình huống, can thiệp, vận dụng, rối loạn phổ tự kỉ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) với những khó khăn đa dạng và kéo dài như rối loạn giác quan, rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, khả năng giao tiếp…đòi hỏi sự tham gia thống nhất và hiệu quả của các lực lượng can thiệp. Bên cạnh nhiều phương pháp, chiến lược hiệu quả được đưa ra trong quá trình nghiên cứu và can thiệp cho trẻ như phân tích hành vi ứng dụng ABA, TEACCH, quản lí hành vi, can thiệp phát triển quan hệ RDI, trị liệu giác quan – trị liệu hoạt động, ESDM, Pecs, Promt…

Phương dạy học tình huống đã xuất hiện trong nhiều quan điểm can thiệp tuy nhiên phương pháp này chưa được đem ra nghiên cứu với tư cách như một lí thuyết nguồn gốc của phương pháp hay những chiến lược can thiệp và chưa được xây dựng thành hệ thống khoa học để minh chứng cho khả năng vận dụng trong quá trình can thiệp cho trẻ tự kỉ song song hoặc kết hợp cùng với các phương pháp khác.

Xem thêm tại: XEM BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ

(Bài viết đã được công bố trong Tuyển tập công trình khoa học Hội thảo quốc gia mang tên “Thúc đẩy phối hợp liên ngành trong đánh giá, can thiệp và giáo dục người có rối loạn phát triển” do Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 20 tháng 4 năm 2024 tại thành phố Hà Nội, NXB Lao động Hà Nội, 2024, tr 269-277)