Những dấu hiệu chứng tỏ bạn là một người “Overthinking” (Người suy nghĩ quá mức) [1]

Suy nghĩ quá mức (Overthinking) liên quan đến việc suy nghĩ về một chủ đề hoặc tình huống cụ thể một cách quá độ và phân tích nó trong khoảng thời gian dài. Người “Overthinking” thường rơi vào hai loại: Suy nghĩ quá mức về quá khứ và thường xuyên lo lắng về tương lai. Nhìn chung “Overthinking” ám chỉ quá trình suy nghĩ lặp đi lặp lại và không mang lại kết quả gì.

Theo nhà tâm lý trị liệu Jessica Foley, “suy nghĩ nhiều không phải lúc nào cũng xấu”. Suy nghĩ nhiều và lo lắng về điều gì đó trong một thời gian ngắn có thể thúc đẩy bạn hành động. Tuy nhiên, “Overthinking” lại khác, nó có thể trở thành chướng ngại vật ngăn cản bạn tận hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống hoặc thực hiện những kế hoạch, mục tiêu đã đặt ra.

Sau đây, hãy cùng Ban Tâm lý học- Giáo dục học ứng dụng (CAPE) điểm qua một số dấu hiệu của “Overthinking” để xem thử bạn có đang gặp phải vấn đề này không nhé?

  1. Suy nghĩ về cùng một điều, một sự lo lắng hoặc sợ hãi một cách lặp đi lặp lại

Bạn liên tục quay vòng trong đầu những ý tưởng, lo lắng hoặc nỗi sợ một cách không ngừng nghỉ. Không thể thoát khỏi vòng suy nghĩ này có thể gây cảm giác mất kiểm soát.

     2. Tưởng tượng các tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra

Bạn thường xuyên tạo ra các kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra trong tư duy của mình. Điều này có thể tạo ra cảm giác lo lắng và căng thẳng không cần thiết.

3. Nghĩ đi nghĩ lại một chuyện không tốt ở quá khứ

Bạn thường “phát lại”  trong đầu một sự kiện không mong muốn từ quá khứ, gây ra sự đau buồn và mất ngủ.

4. Dành nhiều thời gian suy nghĩ về những ý tưởng tiêu cực về quá khứ hoặc tương lai

5. Không thể thư giãn được

Tâm trí bạn duy trì ở trạng thái liên tục phân tích và suy ngẫm, làm cho việc thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc yên bình trở nên khó khăn. Ngay cả trong những khoảnh khắc giải trí, bạn vẫn có thể lạc trong những suy nghĩ của mình.

6.Cảm thấy mệt mỏi tinh thần

Suy nghĩ quá mức có thể làm tiêu hao năng lượng rất nhiều. Việc suy nghĩ lại những chuyện cũ có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức tinh thần và suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của bạn.

7.Có nhiều suy nghĩ tiêu cực

Suy nghĩ quá mức thường tạo ra một dòng suy nghĩ tiêu cực. Những suy nghĩ này có thể tập trung vào những khả năng thất bại, sai lầm hoặc kết quả tiêu cực, góp phần tạo nên một tầm nhìn bi quan và ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.

8. Không thể suy nghĩ về bất cứ điều gì khác

Khi bạn suy nghĩ quá mức, tâm trí của bạn bị “chiếm đoạt” bởi một tình huống hoặc mối quan tâm cụ thể đến mức bạn gần như không thể chuyển hướng suy nghĩ sang bất kỳ chủ đề nào khác.

Vậy có bao nhiêu loại “Overthinking” và sự khác nhau giữa mỗi loại “Overthinking” là gì? HÃY ĐÓN ĐỌC BÀI VIẾT SỐ 2 với chủ đề “Các kiểu Overthinking” của ban Tâm lý học- Giáo dục học ứng dụng nhé!

Có thể xem thêm các thông tin chuyên môn khác mà ban Tâm lý học- Giáo dục học ứng dụng chia sẻ tại hai trang Facebook này:

facebook.com/HoiTamLyGiaoDuc (Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam)

facebook.com/capevn2023 (Tâm lý học- Giáo dục học ứng dụng)

Ghi chú: [1] Có thể dịch là suy nghĩa quá nhiều/quá mức với ngụ ý là suy nghĩ quá mức bình thường có ảnh hưởng tới sức khoẻ và hoạt động tâm trí

Tài liệu tham khảo:

Trang website:

  1. https://www.goodrx.com/health-topic/mental-health/how-can-i-stop-overthinking-everything
  2. https://www.verywellmind.com/how-to-know-when-youre-overthinking-5077069

Ban Tâm lý học- Giáo dục học ứng dụng (CAPE)

Hội Khoa học Tâm lý- Giáo dục Việt Nam