Hội thảo học thuật “Chánh niệm với Tâm Từ Ái 2024 – Kindfulness Symposium 2024” – đồng tổ chức bởi Hiệp hội Tâm lý Hồng Kông và Viện Tsz Shan, phối hợp với Trung tâm Khoa học Greater Good của Đại học California, Berkeley (Hoa Kỳ) được tổ chức trực tiếp và trực tuyến trong 2 ngày (7 và 8 tháng 12/2024) tại Hồng Kông, Trung Quốc. Tham dự Hội thảo trực tuyến, về phía Việt Nam có ThS. Hồ Thị Huyền Thương, Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế và TS. Nguyễn Phúc Lộc, Phó Trưởng ban Hợp tác Quốc tế Hội khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam (VPPA), thành viên của Liên minh Tâm lý học Châu Á-Thái bình Dương (APPA).
Hội thảo quy tụ bài trình bày về những nghiên cứu khoa học cập nhật nhất và các dự án về Chánh niệm (mindfulness), giải thích cơ chế mang lại hiệu quả dựa trên các nghiên cứu về hình ảnh não bộ, cũng như ứng dụng Chánh niệm trong các lĩnh vực khác nhau từ các chuyên gia hàng đầu thế giới.
Hội thảo quy tụ bài trình bày về những nghiên cứu khoa học cập nhật nhất và các dự án về Chánh niệm (mindfulness), giải thích cơ chế mang lại hiệu quả dựa trên các nghiên cứu về hình ảnh não bộ, cũng như ứng dụng Chánh niệm trong các lĩnh vực khác nhau từ các chuyên gia hàng đầu thế giới.
Tiến sỹ, giáo sư Willam Kuyken – Giám đốc của Trung tâm nghiên cứu chánh niệm Oxford, trực thuộc Đại học Oxford, với bài trình bày “Một cuộc đời đáng sống: Bước chuyển từ phòng ngừa trầm cảm tới thúc đẩy sự hưng thịnh của loài người: Kỷ nguyên của liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm” (Tên bài trong tiếng Anh là “A Life Well Lived”: From Prevention Depression to Promoting Human Flourishing: Mindfulness-based Cognitive Therapy Comes of Age). Bài trình bày hướng tới bước chuyển từ tiếp cận bị động là trị liệu trầm cảm, tới tiếp cận chủ động phòng ngừa trầm cảm với những gợi ý về điều chỉnh việc áp dụng liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm phù thuộc với văn hóa, độ tuổi, đặc điểm của từng nhóm đối tượng khác nhau.
Bài trình bày của tiến sỹ Zindel Segal đến từ đại học Toronto Scarborough phân tích “Mối liên quan giữa Chánh niệm, Xử lý cảm giác, và Rối loạn cảm giác” (“Interface between Mindfulness, Sensory Processing and Mood Disorders”). Hình ảnh não bộ cho thấy ở những người trầm cảm, thì vùng tư duy hoạt động quá mức với nhiều suy nghĩa tiêu cực và không cần thiết, trong khi đó, các vùng xử lý cảm giác lại ít hoạt hóa hơn. Ngược lại, khi thực hành chánh niệm, sự chú tâm có chủ ý vào hiện tại, bao gồm các kênh giác quan như điều mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, những xúc chạm về xúc giác, v.v. lại giúp đảo ngược hướng hoạt động của não bộ. Trên nguyên lý này, ông giới thiệu tiếp cận Sense Foraging – hướng dẫn chuyển sự chú ý từ suy nghĩ tới cảm nhận giác quan một cách có chủ đích, với 9 nguyên tắc cơ bản và các gợi ý về hoạt động thực hành để mang lại hiệu quả trị liệu tốt nhất.
Tiến sỹ Eve Ekman đến từ đại học California Berkeley trình bày về đề tài “Thúc đẩy khả năng phục hồi bằng thấu cảm trong môi trường làm việc hiện đại” (“Building Resilience Through Empathy: Tackiling Burnout in the Modern Workplace”), với chia sẻ về những gợi ý để giảm tình trạng căng thẳng/quá tải/kiệt sức. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng về ý thức cảm xúc, đồng thời chia sẻ các ứng dụng và bản đồ cảm xúc (Atlas of Emotions) đã được nghiên cứu và phát triển.
Nhiều bài trình bày giá trị khác về vai trò của chánh niệm trong nuôi dưỡng lòng trắc ẩn (compassion), chánh niệm trong giảm bớt lo âu và thay đổi các hành vi như nghiện thuốc lá tại Hoa Kỳ, hay sự thành công của Dự án đưa chánh niệm vào giáo trình học tập từ bậc mẫu giáo tới đại học, đưa chánh niệm vào cả chương trình hỗ trợ cha mẹ và thầy cô ở Hồng Kông, v.v.
Trong hội thảo, bên cạnh các bài trình bày cập nhật các bằng chứng khóa học và chia sẻ những mô hình thực hành hiệu quả, chúng tôi cũng rất ấn tượng với trao đổi đa chiều của nhóm chuyên gia trong phiên thảo luận, cũng như các hoạt động trải nghiệm và thực hành dành cho người tham gia hội thảo như trị liệu bằng âm thanh, thực hành thiền, v.v.
🔹Hội thảo học thuật “CHÁNH NIỆM VỚI TÂM TỪ ÁI 2024” đã kết thúc tốt đẹp, với nhiều bài học và thông điệp ý nghĩa hướng tới một cộng đồng chung với chất lượng cuộc sống tốt hơn.
———————————-
Kindfulness Symposium 2024 – co-organized by the Hong Kong Psychological Society and the Tsz Shan Institute, in collaboration with the esteemed Greater Good Science Center of the University of California, Berkeley
Tin và ảnh: Ban Hợp tác Quốc tế – Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo Dục Việt Nam (VPPA)