THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BIÊN SOẠN VÀ GIẢNG DẠY NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TẠI TIỀN GIANG 
ThS. Nguyễn Thị Như Thoa, ThS. Lê Thị Hồng Vân, ThS. Phan Thị Khánh Đoan

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Ngày 28/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhằm mục tiêu: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông”. Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, Giáo dục địa phương đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường (chiếm tới 20% thời lượng giảng dạy ở các nhà trường từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông).

Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, Giáo dục địa phương là một thành phần hữu cơ của kế hoạch tổng thể thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp… của địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng tình yêu quê hương; ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề đời sống đặt ra.

Ở cấp Tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với hoạt động  trải nghiệm. Ở cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác. Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt theo quy định.

Từ những hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã trình UBND tỉnh, thành phố kế hoạch xây dựng, biên soạn tài liệu giáo dục địa phương; chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu giáo dục địa phương. Thời gian qua, ngành giáo dục Tiền Giang đã tích cực đưa nội dung giáo dục địa phương vào trường học. Điều này đã góp phần giúp học sinh trong toàn tỉnh có nội dung thống nhất về lịch sử, địa lý, văn hóa… địa phương để học tập trong giờ học chính khóa. Giáo viên đã có thêm tài liệu để nghiên cứu, biên soạn kế hoạch bài dạy phù hợp, sinh động, phong phú kiến thức địa phương vào các tiết dạy

XEM ĐẦY ĐỦ BÀI VIẾT TẠI ĐÂY

Bài viết đã được công bố trong Tuyển tập công trình khoa học Hội thảo quốc gia mang tên “Thực trạng chất lượng, hiệu quả triển khai đại trà chương trình và sách giáo khoa mới (2018) cấp tiểu học và trung học cơ sở trong hai năm học 2020-2021; 2021-2022 dưới góc nhìn Tâm lý học và Giáo dục học » do Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 05 / 06 tháng 8 năm 2022 tại thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa, NXB ĐHQG Hà Nội, 2022, tr. 391-399.)