Bác Hồ với chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 6-12-1953,  Chủ tịch Hồ Chí Minh  cùng Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến  của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.  Người đã chỉ thị cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất ngắn gọn: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không  những đối với  trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy , toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành  cho kỳ được”[1]. Ngày 1-1-1954, Bác dự họp Bộ Chính trị chỉ định cơ quan lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch, triển khai kế họach điều động lực lượng lên Tây bắc. Trao  nhiệm vụ cho đại tướng Tổng Tư lẹnh Võ Nguyên Giáp,  Người nói: “ Trao cho chú toàn quyền quyết định . Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng”[2].

Trước ngày nổ ra chiến dịch, Bác đã nhiều lần gửi thư động viên quân và dân cả nước, thư gửi cán bộ, chiến sĩ và nam nữ thanh niên vùng địch tạm chiếm; thư và điện động viên trực tiếp  cán bộ, chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ v.v…  Trong sự toàn thắng của trận quyết chiến  lịch sử này, vai trò của Bộ Chính trị, đặc biệt là vai trò của Bác Hồ vô cùng lớn. Chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân tích hơn một nghìn sự kiện  hoạt động cách mạng của Bác Hồ, kể từ  1-1-1951 đến 7-5-1954 dựa theo Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1995, nhằm tách ra  những sự kiện ít nhiều có  liên quan đến sự toàn thắng  của chiến dịch Điện Biên Phủ, qua đó hy vọng góp một cách nhìn, cách phân tích  nhằm làm rõ thêm vai trò quan trọng  của Bác trong chiến dịch  lịch sử này.

Sở dĩ chọn, phân tích các sự kiện từ năm 1951, là bởi vì, bước vào mùa xuân 1951, công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp  của dân tộc ta đã có  những bước chuyển to lớn, một dấu nhấn để Trung ương Đảng và Bác có  những quyết sách chiến lược táo bạo cho bước đi  của cách mạng  Việt Nam . Tháng 1-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn gặp đồng chí Võ Nguyên Giáp từ chiến dịch Trung du về Việt Bắc dự Đại hội Đảng.  Người đã yêu cầu Đại tướng có báo cáo quân sự  của Tổng quân ủy trình Đại hội Đảng[3]. Ngày 13-2-1951,  Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa hội nghị bàn về các vấn đề  quân sự [4]. Năm 1951 cũng là năm Đảng Lao động  Việt Nam ra công khai, Bác Hồ được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Rõ ràng là từ năm 1951, tình thế cách mạng  Việt Nam rất khẩn cấp. Phân tích các sự kiện liên quan đến  hoạt động cách mạng  của Bác từ  những  năm này đến 7-5-1954 có thể cho ta một cách nhìn chung làm rõ hơn vai trò to lớn mang tính quyết định của Bác đối với sự kiện  trọng đại này.Thống kê  các sự kiện diễn ra, có so sánh các sự kiện chung và những sự kiện ít nhiều có liên quan đến thắng lợi tại Điện Biên Phủ ( trong bài viết này, chúng tôi gọi tắt là sự kiện Điện Biên Phủ ) chúng tôi thu được bảng sau:

Bảng 1: CÁC SỰ KIỆN HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ NÓI     CHUNG VÀ CÁC SỰ KIỆN ÍT NHIỀU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THẮNG LỢI TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ

Số

TT

 

Nội dung các sự kiện

Sự kiện A

(Tần số)

 

   Sự kiện B Thứ

hạng

Tần số Tần suất*

 

1 Viết báo, tuyên truyền chủ trương chính sách  của Đảng, Nhà nước (số bài)  481 242 50,31   7
2 Thư công tác, thư động viên nhân dân,  cán bộ, chiến sĩ …(số thư)  104  80 76,29    3
3 Nói chuyện (số lần)     7   3 42,85
4 Điện gửi các loại (số điện)   94   5   5,26
5  Ra lời kêu gọi (số lần)   11 10  90,9    1
6 Dự họp chỉ đạo, phổ biến nghị quyết, bàn  công việc cụ thể với các cấp (số cuộc)   85  55  64,70    5
7 Đi thăm,  đi kinh lý, kiểm tra (số lần)   23  14  60,86    6
8 Trả lời báo, công luận (số lần)     3    2  66,66    4
9 Gặp gỡ các loại (số lần)   10    4  40,00
10 Dự mít tinh, lễ phát động phong trào     7    1  14,28
11 Tiếp khách trong nước (số lần)     5    1  20,00
12 Tiếp khách quốc tế (số lần)     4    0    0,00
13 Ký quyết định, sắc lệnh các loại (số lần )  155  10    6,45
14 Ký quyết định khen thưởng các loại (số lần)    10    9   90,00    2
15 Tặng quà, vật kỷ niệm các loại (số lần)    18   12   66,66    4
16 Các sự kiện khác (số sự kiện)      2     0     0,00
Cộng 1019 448   43,96

Ghi chú: Sự kiện A: Các loại sự kiện hoạt động cách mạng  của Bác

Sự kiện B: Các sự kiện ít nhiều có liên quan đến thắng lợi tại Điện Biên Phủ

Tần suất*: So sánh  trong tổng số các sự kiện cùng loại  từ 1951 đến 5/1954

 

Từ bảng 1, có thể rút ra một số nhận xét sau:

  • Trong 16 loại sự kiện hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1951 đến 7/5/1954, có 8 loại sự kiện ít nhiều có liên quan đến sự toàn thắng  của quân và dân ta tại mặt trận Điện Biên Phủ mà tần suất so sánh  trong tổng số các sự kiện cùng loại chiếm tỉ lệ trên 50%. Con số này cho ta  một nhận định: ngay từ năm 1951, Đảng ta và đặc biệt là Bác Hồ đã có  những quyết tâm rất lớn cho sự kiện trọng đại này. Phân tích nội dung  của các sự kiện, thấy rõ, nhiều  hoạt động  của Bác từ những năm 1951 và những năm sau đó đã được định hướng khá rõ cho  kết quả cuối cùng này. Cũng vì lý do đó, có thể nói, Đảng và Bác Hồ dường như đã  nhìn thấy trước thắng lợi  của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

 

  1. Có 14/16 các sự kiện ít nhiều có liên quan đến thắng lợi tại Điện Biên Phủ, trong đó có 8 loại sự kiện, tần suất các sự kiện được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:

a/ Ra lời kêu gọi, 10/11 sự kiện chiếm tỷ lệ 90,9%  trong tổng số các sự kiện tương ứng cùng loại.

b/Ký quyết định khen thưởng các loại, 9/10 sự kiện chiếm tỷ lệ 90%.

c/ Thư công tác, thư động viên  nhân dân,  cán bộ, chiến sĩ …,80/104 sự kiện  chiếm tỷ lệ 76,29%.

d/ Tặng quà, vật kỷ niệm các loại  và Trả lời báo, công luận  chiếm tỷ lệ 66,66%.

e/ Dự họp chỉ đạo, phổ biến nghị quyết, bàn công việc cụ thể với các cấp, 55/85 sự kiện chiếm tỷ lệ 64,7%.

g/ Đi thăm, đi kinh lý, kiểm tra, 14/23 sự kiện chiếm tỷ lệ 60,86%.

h/ Viết báo tuyên truyền chủ trương chính sách  của Đảng, Nhà nước, 242/481 bài báo, chiếm tỷ lệ 50,31%.

 

Phân tích so sánh các sự kiện hoạt động cách mạng  của Bác ít nhiều có liên quan đến thắng lợi tại Điện Biên Phủ theo các năm, đặc biệt  phân tích các  hoạt động cách mạng nói chung của Bác nửa đầu năm 1954 có so sánh với các hoạt động liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ, chúng tôi thu được các bảng sau: (bảng 2 và 3)

Bảng 2: SO SÁNH CÁC SỰ KIỆN  HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG  CỦA BÁC ÍT NHIỀU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THẮNG LỢI TẠI ĐIỆN BIÊN PHỦ THEO CÁC NĂM

 

 

Stt

 

 

Nội dung các sự kiện

   Toàn bộ                     Phân chia theo các năm
 

Tần số

 

Tần suất (%)

     1951       1952        1953    Đến 7/5/1954
Tần

số

Tần suất

(%)

Tần

số

Tần suất

(%)

Tần

số

Tần suất

(%)

 Tần

số

Tần suất

(%)

 

1

 

 

Viết báo, tuyên truyền chủ trương chính sách  của Đảng, Nhà nước (số bài)

 

242

 

100

 

66

 

27,27

 

63

 

26,03

 

80

 

33,05

 

33

 

13,63

2 Thư công tác, thư động viên nhân dân,  cán bộ, chiến sĩ …(số thư)  

80

 

100

 

36

 

45

 

16

 

20

 

22

 

27,5

 

6

 

7,5

 

3

 

Nói chuyện (số lần)

 

3

 

100

 

3

 

100,

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

4

 

Điện gửi các loại (số điện)

 

5

 

100

 

3

 

60,

 

0

 

0

 

0

 

0

 

2

 

40,

 

5

 

Ra lời kêu gọi (số lần)

 

10

 

100

 

3

 

30,00

 

5

 

50,00

 

2

 

20,00

 

0

 

0,

 

6

Dự họp chỉ đạo, phổ biến nghị quyết, bàn  công việc cụ thể với các cấp (số cuộc)  

55

 

100

 

18

 

32,72

 

12

 

21,81

 

21

 

38,18

 

4

 

7,27

 

7

 

Đi thăm,  đi kinh lý, kiểm

tra (số lần)

 

14

 

100

 

6

 

42,85

 

5

 

35,71

 

3

 

21,42

 

0

 

0

8 Trả lời báo, công luận (số lần)  

2

 

100

 

0

 

0,

 

1

 

50,00

 

1

 

50,00

 

0

 

0,00

 

9

 

Gặp gỡ các loại (số lần)

 

4

 

100

 

 

2

 

50,00

 

1

 

25,00

 

1

 

25,00

 

0

 

0,00

 

10

 

Dự mít tinh, lễ phát động phong trào

 

1

 

100

 

1

 

 

 

100,

 

0

 

0,00

 

0

 

0,00

 

0

 

0,00

 

11

 

Tiếp khách trong nước (số lần)

 

1

 

100

 

1

 

100,

 

0.

 

0,00

 

0

 

0,00

 

0

 

0,00

 

12

 

Ký quyết định, sắc lệnh các loại (số lần )

 

10

 

100

 

 

 

2

 

20,00

 

1

 

10,00

 

6

 

60,00

 

1

 

10,00

 

13

 

Ký quyết định khen thưởng các loại (số lần)

 

9

 

100

 

3

 

33,33

 

0

 

0,00

 

5

 

55,55

 

1

 

11,11

 

14

 

Tặng quà, vật kỷ niệm các loại (số lần)

 

12

 

 

100

 

0

 

0,00

 

8

 

66,66

 

4

 

33,33

 

0

 

0,00

 

Cộng

 

 

448

 

100,

 

144

 

32,14

 

112

 

25,00

 

145

 

32,36

 

47

 

10,49

Bảng 3: CÁC SỰ KIỆN  HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG  CỦA BÁC (TỪ 1-1-1954 ĐẾN 7-5-1954)

 

 

 

Stt

 

 

 

Nội dung các sự kiện

 

 

 

Tổng số các sự kiện

 

Các sự kiện liên quan đến chiến dịch Điện Biên Phủ

 

 

Tần số

 

 

Tần suất

(%)

 

Tần số

 

 

Tần suất

(%)

 

1

 

 

Viết báo, tuyên truyền chủ trương chính sách  của Đảng, Nhà nước (số bài)

 

54

 

100

 

33

 

61,11

2 Thư công tác, thư động viên nhân dân,  cán bộ, chiến sĩ …(số thư)  

6

 

100

 

6

 

100,

 

3

 

Điện gửi các loại (số điện)

 

4

 

100

 

2

 

50,

 

4

Dự họp chỉ đạo, phổ biến nghị quyết, bàn  công việc cụ thể với các cấp (số cuộc)  

4

 

100

 

4

 

100,

 

5

 

Tiếp khách quốc tế (số lần)

 

1

 

100

 

0

 

0,00

 

6

 

Ký quyết định, sắc lệnh các loại

(số lần )

 

5

 

100

 

1

 

20,00

 

7

 

Ký quyết định khen thưởng các loại

(số lần)

 

1

 

100

 

1

 

100,

 

8

 

Tặng quà, vật kỷ niệm các loại (số lần)

 

1

 

100

 

0

 

0,00

 

Cộng

 

 

76

 

100

 

47

 

61,84

Từ các sự kiện thống kê được trong bảng 2 và 3, chúng tôi rút ra các nhận xét sau:

1.Các sự kiện  hoạt động cách mạng  của Bác  trong thời gian này được tập trung nhiều vào 2 năm 1951 và 1953. Năm 1951, có 144 sự kiện trong tổng số 448, chiếm tỷ lệ 32,14%, còn năm 1953: 145/448 sự kiện, chiếm tỷ lệ 32,36%. Điều này được cắt nghĩa bởi ý nghĩa quan trọng của năm 1951  trong bước chuyển của  cuộc kháng chiến chống Pháp, còn năm 1953, năm hành động tích cực của cả nước,  của quân và dân ta  dưới sự chỉ đạo trực tiếp  của Bác cho chiến dịch. Nếu chúng ta chú ý vào năm 1953 ở bảng 2 cho thấy, Bác ký các quyết định, sắc lệnh chiếm tỉ lệ đáng kể (60%)  trong tổng số các sự kiện cùng loại, chấn chỉnh về tổ chức tạo sức mạnh cho công cuộc kháng chiến  của đất nước. Các quyết định khen thưởng do Bác trực tiếp ký  trong năm này chiếm tỷ lệ 55,55%; tặng quà vật kỷ niệm các loại chiếm tỷ lệ 33,33% là nguồn động viên lớn  đối với toàn dân và các lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch. Trong năm 1953, các cuộc dự họp chỉ đạo, bàn công việc cụ thể với các cấp cả  ở cấp Trung ương lẫn địa phương chiếm một tỷ trọng đáng kể, 21/55 chiếm tỉ lệ 38,18%.

2.Điều nổi bật ở Bác là Bác đã tích cực dùng ngòi bút của mình viết các bài đăng trên các báo Cứu quốc, Nhân dân nhằm mục đích tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân,  cán bộ,  chiến sĩ , đảng viên của Đảng. Trong kháng chiến, giao thông liên lạc khó khăn. Báo chí là phương tiện chuyển tải thông tin đến với từng người dân nhanh nhất. Bác đã biết tận dụng cơ hội này. Trong ba năm rưỡi ( kể từ 1951 đến 7/5/1954), Bác đã viết đăng báo 481 bài, tính trung bình một năm Bác viết 137 bài báo, một tháng Bác viết khoảng 12 bài. Đây là một con số kỷ lục của một nhà báo tài ba rất đáng khâm phục. Chúng ta từng được biết, Bác đã viết cả một  sê ri bài lý luận chính trị phổ thông, giới thiệu trên báo để giáo dục cán bộ, đảng viên, quần chúng, như  Giai cấp là gì; Chế độ phong kiến là gì; Chủ nghĩa Tư bản là gì; Chủ nghĩa đế quốc là gì; Tư bản mại bản là gì; Động lực của cách mạng  v.v…đăng trên báo Cứu quốc vào đầu năm 1953[5].

3.Bác bận trăm công nghìn việc, nhưng lúc nào Bác cũng nghĩ đến dân, đến mọi đối tượng, mọi tuổi tác. Về việc huy động dân công cho kháng chiến, Bác nhắc, phải “ tiết kiệm sức dân, cố tránh lúc làm mùa và công bình trong huy động” [6]. Trong 3 năm rưỡi (từ 1951 đến 5/1954), Bác đã viết  104 thư thăm hỏi, động viên các loại. Riêng số thư trực tiếp liên quan đến thắng lợi  của chiến dịch Điện Biên Phủ là 80 thư, chiếm tỷ lệ 76,29%. Con số này quả là không nhỏ. Bác đã động viên tất thảy, không trừ một ai. Với các cháu nhi đồng, Bác nhắc: “ Người lớn kháng chiến là đấu tranh cho nhi đồng, nhưng nhi đồng cũng đấu tranh bằng cách: thi đua học tập, thi đua giúp đỡ tăng gia sản xuất, thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ…”[7]. Nhiều câu nói, lời thư của Bác đã trở thành nổi tiếng, ai ai cũng nhớ. Thư cho nông dân, Bác viết; “Ruộng rẫy là chiến trường, Cuốc cày là vũ khí, Nhà nông là chiến sĩ, Hậu phương thi đua với tiền phương”[8]. Thư cho Hội nghị tình báo, Bác dạy: “Tình báo là tai mắt. Tai phải tỏ, mắt phải sáng”[9]. Thăm đơn vị ô tô đầu tiên  của Cục vận tải Bộ quốc phòng, Bác nhắc nhở: “Các chú phải chăm sóc xe, yêu xe như con, quý xăng như máu”[10] Nhằm tranh thủ sự đồng tình  của thanh niên và nhân dân Pháp với cuộc kháng chiến chính nghĩa  của nhân dân ta, Bác viết thư gửi cho cả thanh niên Pháp . Với  cán bộ, chiến sĩ quân đội, Bác có một tình cảm đặc biệt. Trước lúc bộ đội chiến trường Điện Biên Phủ  vào trận, ngày 14-3-1954, Bác gửi thư với lời lẽ thật giản dị và ân tình: “ Các chú sắp ra trận….Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng…Chúc các chú thắng to”[11]. Thắng to, lời lẽ thật giản dị, mộc mạc nhưng khẳng định một chân lý đã được Bác trù tính trước và không thể đảo ngược được: địch phải thua, phải thất bại v.v…

  1. Bảng 3 đã cho thấy, các hoạt động cách mạng của Bác trong năm 1954 (từ 1-1954 đến 5/1954), phần lớn đều gắn trực tiếp với thắng lợi  lịch sử Điện Biên Phủ. Có 6/8 loại sự kiện như vậy, chiếm tỷ lệ 75%. Nếu tính số lượng các sự kiện cụ thể thì tỷ lệ so sánh này là 47/76 tức 61,84%. Có nhiều loại hoạt động  của Bác, xét về nội dung, đã gắn toàn bộ và trực tiếp  với chỉ đạo chiến dịch như: Dự họp chỉ đạo, phổ biến nghị quyết, bàn công việc cụ thể với các cấp (100%); Thư công tác, thư động viên nhân dân,  cán bộ, chiến sĩ (100%); Ký quyết định khen thưởng các loại (100%)…

Những con số chúng tôi thu được ở trên, rõ ràng là một  trong những minh chứng một lần nữa khẳng định công lao to lớn  của Bác Hồ  đối với vận mệnh  của dân tộc Việt Nam nói chung, đối với sự toàn thắng của  trận quyết chiến  lịch sử Điện Biên Phủ – một sự kiện nổi bật  của thế kỷ XX đã làm cả loài  người ngưỡng mộ./.

Đại tá, GS. TS. Nguyễn Ngọc Phú

Nguồn: Bài đã được đăng tải trên Tạp chí Tâm lý học số 5 (5-2004)

[1] Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, T.5, Nhà xb CTQG, Hà Nội 1995, tr.429

[2] Sđd, tr.

[3] Sđd, tr.15

[4] Sđd, tr. 23

[5]  Xem Sđd, các tư liệu tháng 1 và 2 năm 1953

[6]  Sđd, tr. 42

[7] Sđd, tr.62

[8] Sđd, tr.31

[9] Sđd, tr.371

[10] Sđd, tr. 40

[11] Hồ Chí Minh, Toàn tập, T.7, Nhà xb QĐND, Hà Nội 1996, tr.265.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *