Phát triển kỹ năng hội thoại cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non hòa nhập

 PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG HỘI THOẠI CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP
Trần Thị Quỳnh Trang1, Nguyễn Nữ Tâm An2

Tóm tắt: Khiếm khuyết cốt lõi của trẻ rối loạn phổ tự kỉ là giao tiếp, tương tác xã hội, trong đó có kĩ năng hội thoại. Phát triển kĩ năng hội thoại (KNHT) mà một mục tiêu giáo dục cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) 5-6 tuổi nhằm chuẩn bị sẵn sàng kĩ năng về giao tiếp, tương tác cho trẻ vào lớp 1. Nội dung bài viết đề cập những khó khăn về KNHT của trẻ RLPTK, thực trạng đặc điểm KNHT, và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT. Ngoài ra, bài báo tập trung vào các biện pháp phát triển KNHT cho trẻ RLPTK ở trường mầm non hòa nhập trên cơ sở phát huy các điểm mạnh của trẻ và hướng đến mục tiêu khắc phục các khiếm khuyết cốt lõi của trẻ RLPTK.

Từ khóa: rối loạn phổ tự kỉ, kĩ năng hội thoại, phát triển kĩ năng hội thoại, mầm non hòa nhập, trẻ rối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi.

 

1. MỞ ĐẦU
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân con người nói riêng và đối với xã hội nói chung. Hội thoại là hoạt động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều người. Hội thoại thường diễn ra đòi hỏi phải có sự phản hồi ngay lập tức và không được dự báo trước [3]. Trẻ RLPTK thường gặp nhiều khó khăn trong hội thoại vì nhiều lí do khác nhau. Nhiều trẻ không biết bắt đầu, duy trì, mở rộng hay kết thúc một cuộc hội thoại.
Nhiều trẻ hay tập trung vào chủ đề yêu thích của mình mà không quan tâm đến chủ đề của người khác. Một điều nữa là nhiều câu hỏi sẽ thuộc ngoài giới hạn của trẻ, sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong hội thoại [1]. Giai đoạn 5 – 6 tuổi là giai đoạn bước vào tiền học đường, chuẩn bị vào lớp 1, với hoạt động chủ đạo là học tập, đòi hỏi các em có sự phối hợp với nhau trong học tập. Đối với trẻ RLPTK việc phát triển kĩ năng giao tiếp, đặc biệt là kĩ năng hội thoại giúp trẻ biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, biết cách
giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Từ đó mang lại hiệu quả trong giao tiếp và giúp trẻ hòa nhập tốt nhất.

 

Xem thêm tại: XEM BÀI VIẾT ĐẦY ĐỦ

(Bài viết đã được công bố trong Tuyển tập công trình khoa học Hội thảo quốc gia mang tên “Thúc đẩy phối hợp liên ngành trong đánh giá, can thiệp và giáo dục người có rối loạn phát triển” do Hội Khoa học Tâm Lý-Giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 20 tháng 4 năm 2024 tại thành phố Hà Nội, NXB Lao động Hà Nội, 2024, tr 318-328 )