TRẺ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG ĂN UỐNG &HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

Trên thực tế có một vấn đề hay gặp ở trẻ Bại não (CP) dường như còn ít được quan tâm trong việc phục hồi đó là các vấn đề liên quan đến RỐI LOẠN ĂN UỐNG, NHAI và NUỐT trong khi tỉ lệ này ở trẻ thể yếu, liệt ½ người là 24.2%- 88.6% (Victoria Sherman, 2018).

Theo thống kê có khoảng 44% trẻ CP bị chảy nước miếng, 50,4% có vấn đề về nuốt, 53,5% có vấn đề về ăn uống (Renée Speyner et al., 2019).

Đây tưởng chừng là một vấn đề nhỏ nhưng lại là nỗi lo lớn. Vì trẻ có vấn đề rối loạn ăn uống sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề:

  1. Sự phát triển về mặt thể chất, quá trình sinh trưởng cũng như quá trình hoàn thiện của bộ não (Kim et al., 2018; Victoria Sherman, 2018).
  2. Ảnh hưởng đến các vấn đề dinh dưỡng ( thiếu chất, suy dinh dưỡng), các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ, một số bệnh lý hô hấp kèm theo như ( viêm phổi do sặc thức ăn vào đường hô hấp), giảm chức năng ống tiêu hóa, tăng thời gian nằm viện (Rogers B, 2004).
  3. Ảnh hưởng đến giờ ăn của gia đình và trẻ, làm giảm khả năng tự tin về bản thân của trẻ, gây 1 số tác động tiêu cực về mặt giao tiếp với các thành viên trong gia đình, có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn hành vi, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống (Renée Speyner et al., 2019).
  4. Gây ra tình trạng stress ở người chăm sóc và trẻ (Delaney AL, Arvedson JC, 2008; Lefton-Greif MA, 2008; Tawfik R et al., 1997)
  5. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình trẻ (Rogers B, 2004).

ĂN UỐNG là một trong nhiều lĩnh vực của Hoạt động và HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU đóng vai trò quan trọng trong việc lấy lại chức năng ăn uống của nhiều đối tượng trong đó bao gồm trẻ CP.

VẬY, HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU can thiệp hỗ trợ vấn đề ăn uống cho trẻ như thế nào?

Vấn đề ăn uống ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố:

Các yếu tố liên quan đến bản thân của trẻ như thể chất( các yếu tố thần kinh- cơ có liên quan, sự phát triển của cấu trúc cơ quan nhai nuốt, vận động tinh, vận động thô…), các yếu tố tinh thần, cảm xúc, hành vi (bỏ bữa ăn, chỉ ăn 1 loại thức ăn…)

Các yếu tố môi trường: xã hội, không gian cho bữa ăn, văn hóa, truyền thống, khẩu phần ăn cho từng bữa ăn…

HĐTL có thể can thiệp nhóm với Âm ngữ trị liệu/Ngôn ngữ trị liệu, các nhà dinh dưỡng, điều dưỡng, Vật lý trị liệu… Hoặc có thể can thiệp độc lập theo lĩnh vực chuyên sâu của họ trong vấn đề cải thiện khả năng ăn uống ở trẻ CP

HĐTL can thiệp dựa trên 3 yếu tố: con người, môi trường và hoạt động nhằm cải thiện khả năng ăn uống ở trẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình trẻ. Gồm rất nhiều phương pháp, trong đó có:

  1. Cải thiện cảm giác- vận động vùng miệng.
  2. Can thiệp các vấn đề thần kinh cơ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống ở trẻ.
  3. Hỗ trợ cải thiện hành vi trong ăn uống.
  4. Chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho hoạt động ăn uống.
  5. Can thiệp các vấn đề cho người chăm sóc, Hướng dẫn người chăm sóc các kỹ thuật cho trẻ ăn uống được dễ dàng hơn.
  6. Cải thiện môi trường ăn uống giúp trẻ hào hứng với bữa ăn…
  7. Sự tham gia hỗ trợ của các thành viên khác, giao tiếp trong giờ ăn.
  8. Sử dụng các dụng cụ trợ giúp ăn uống…
  9. Một số phương pháp đặc biệt khác…

#Hoạt_động_trị_liệu

#Occupational_Therapy

#Feeding_and_eating

Tác Giả: Nguyễn Thị Tuyết Ngân – Thạc sỹ hoạt động trị liệu nhi – Quản lý chuyên môn Trung tâm ứng dụng tâm lý giáo dục, phục hồi chức năng ngôn ngữ và vận động.